Mắt Bão

MỚI

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn

Navigation

Wordpress là gì? Hướng dẫn cơ bản cài đặt Theme và Plugin cho WordPress

WordPress là gì?

WordPress là phần mềm mã nguồn mở. WordPress được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL.

WordPress là gì?


Nó là một công cụ tạo trang web miễn phí. Bạn chỉ cần cài lên host là đã có một website. Sau đó bạn có thể cài Theme để thay đổi giao diện cho trang web. Bạn có thể thay đổi Theme và cài đặt thêm một vài Plugin để tăng sự sinh động cho website. Tất nhiên là ngoài WordPress thì bạn còn có rất nhiều lựa chọn cách lập trang web khác. Một số mã nguồn CMS như Joomla, Drupal,… cũng là sự lựa chọn không tệ để thay cho WordPress.


Xem thêm: WordPress là gì? Những thế mạnh WordPress mang lại là gì?

Cài theme như thế nào?

Có ba cách cài theme cho website wordpress mà bạn nên biết
  • Cài theme có sẵn trên WordPress
  • Cài bằng cách upload từ máy tính
  • Cài theme bằng cách upload từ host/localhost

Sử dụng hàng có sẵn ngay trên WordPress


Nguồn Themes trên trang chủ WordPress
  • Bước 1: Đăng nhập vào trang Admin Website của bạn. Nó thường có đường dẫn abcxyz.com/wp-admin
  • Bước 2: Ở cột bên trái chọn Appearance => Themes
  • Bước 3: Chọn Add New. Ở đây bạn sẽ thấy xuất hiện rất nhiều chủ đề của theme, bạn có thể chọn một chủ đề phù hợp và chọn Theme mình muốn.
  • Bước 4: Chọn theme và nhấp Install
  • Bước 5: Đợi quá trình cài đặt kết thúc và nhấp Active để kích hoạt giao diện mới.

Upload từ máy tính lên WordPress của bạn

Nếu bạn không thích theme nào trong khi theme của WordPress, bạn có thể tìm kiếm ở rất nhiều nguồn theme wordpress bên ngoài. Yên tâm là vẫn có những theme miễn phí cho bạn lựa chọn bên cạnh những bộ theme độc đáo phải trả phí. Một số nguồn để bạn lựa chọn:
  • Themeforest.net
  • Elegantthemes.com
  • Theme-junkie.com
  • Mythemeshop.com
  • Chọn theme trong các kho này có thể tải về miễn phí hoặc phải mua. File tải về sẽ ở định dạng file.zip
Chúng ta bắt đầu cài đặt:
  • Bước 1: Bạn cũng đăng nhập vào trang admin, chọn Appearance => Theme => Add New
  • Bước 2: Chọn Upload Theme
  • Bước 3: Chọn theme bạn đã tải về => Nhấp Install
  • Bước 4: Cuối cùng là nhấn Active để kích hoạt theme

Theme upload từ host/localhost đến WordPress

Cách dùng này được sử dụng khi bạn bị giới hạn dung lượng upload do theme quá nặng.
Bạn thực hiện bằng cách giải nén file theme ra và và upload vào thư mục /wp-content/themes. Sau đó, bạn thao tác như bình thường, vào Appearance => Themes rồi kích hoạt.

Như vậy bạn đã có một bộ theme ưng ý cho website của mình. Rất đơn giản đúng không.
Bạn nên sử dụng cloud hosting linux để có tốc độ tối ưu nhất cho wordpress.

Hai lưu ý dành cho bạn:
  • Không phải theme nào khi bạn cài đặt sẽ giống y chang bản demo 100%. Đôi khi phải điều chỉnh kha khá và đòi hỏi bạn cần phải có "chuyên môn" cộng "kinh nghiệm". Do đó, tốt nhất ban đầu tôi khuyên bạn nên chỉ sử dụng theme miễn phí cho đến khi bạn tự tin với khả năng của mình.
  • Nếu các kho theme cũng không đáp ứng cho bạn một bộ theme ưng ý. Thiết kế website wordpress đơn giản trước để lập trình viên code cho bạn một bộ theme độc đáo nhé.

Cài Plugin trên WordPress có khó khăn?

Tới đây, mọi thứ đã tạm ổn rồi, chỉ cần tìm kiếm một vài plugin phổ biến và cần thiết để cài vào website nữa. Thao tác tìm và cài Plugin cũng đơn giản như cài theme vậy.


Plugin trên trang chủ WordPress

Đầu tiên, bạn vẫn đăng nhập vào trang admin (nếu bạn đang ở trong trang admin rồi thì không cần phải thoát ra đăng nhập lại đâu nhé). Bạn vào mục Dashboard => Plugins => Add New. Ở đây, bạn có thể tìm Plugins bằng tên trên ô tìm kiếm. Ví dụ bạn gõ Woocommerce để tìm thấy Plugins này. Nếu không biết tên Plugins nào, bạn có thể tìm kiếm thông qua các bộ lọc Featured, Popular và Recommended.

Lưu ý

Một mẹo nhỏ dành cho bạn là đứng vội nhấp cài đặt bất kỳ Plugins nào mình thấy ưng ý nhưng chưa qua tìm hiểu. Hãy xem thông tin mô tả chi tiết Plugins bằng cách nhấp chuột vào nó để biết chức năng và cách thức cài đặt. Bên cạnh đó, để chắc chắn, bạn có thể đánh giá Plugins đó tốt hay không bằng cách kiểm tra và so sánh số lượt Download và đánh giá của người dùng. Chắc chắn tất cả bạn hãy nhấp Install Now để cài đặt và cuối cùng là Active kích hoạt Plugin.

Nếu đã tải Plugins về máy từ một nguồn khác, sau khi nhấp Add News, bạn chọn Upload Plugin. Lưu ý là Plugin nên được nén đúng theo cấu trúc /tên-Plugin/tên-file.php nhé.

Và nếu bạn bị giới hạn dung lượng upload do Plugin quá nặng thì tương tự như Theme, hãy giải nén và lưu vào thư mục có cấu trúc /tên-plugins/tên-file.php rồi upload như bình thường.

Ngoài việc vào Dashboard => Plugin => Add New để tìm Plugins, bạn cũng có thể tìm Plugin ở WordPress.org/plugins theo tên, tag,… chọn cái ưng ý rồi sao chép tên và vào lại trang Admin để tìm tên và cài đặt.

Cài đặt WooCommerce


Cài đặt WooCommerce lên WordPress như thế nào?

Bạn đã từng nghe nói đến Plugins này chưa? Một Plugins cực kỳ hữu ích cho những ai đang xây dựng mẫu website bán hàng online cỡ nhỏ, nó bổ sung toàn bộ các tính năng cần thiết cho một website bán hàng thương mại điện tử đơn giản.

Woo Commerce sẽ hỗ trợ những tính năng gì cho WordPress?

  • Tạo sản phẩm mới với định dạng thông thường, định dạng thuộc tính, Affiliate hoặc sản phẩm kỹ thuật số
  • Hỗ trợ các hình thức thanh toán Online: Paypal, Credit Card, COD,…
  • Chức năng hỗ trợ tự tính giá chuyển phát
  • Trang quản lý đơn hàng chuyên nghiệp, tự lọc đơn hàng dựa theo từng trạng thái

Hướng dẫn cài đặt Plugins Woo Commerce 


Quá trình cài đặt Plugin Woo Commerce
  • Bước 1: Tìm kiếm và kích hoạt Plugins như đã hướng dẫn ở mục 6
  • Bước 2: Hệ thống sẽ chuyển bạn đến trang thiết lập ban đầu cho Woocommerce. Ấn vào nút bắt đầu.
  • Bước 3: Tiếp đến là bước cài đặt các trang cần thiết, bạn nhấn Tiếp tục
  • Bước 4: Cài đặt vị trí cửa hàng. Bạn chọn Vị trí là Việt Nam, đơn vị tiền tệ là Việt Nam đồng, vị trí tiền tệ là bên phải sau một dấu cách, dấu cách phần ngàn là (.), dấu cách thập phân là (,), đơn vị trọng lượng (kg), đơn vị kích thước (cm) => Tiếp tục
  • Bước 5: Ở bước cài đặt vận chuyển, thuế bạn nhấn Tiếp tục
  • Bước 6: Thiết lập thanh toán, bạn có thể chọn cả hai mục Bank Transfer (BACS) Payments và Trả tiền mặt khi nhận hàng => Tiếp tục và hoàn tất quá trình cài đặt ban đầu.
  • Bước 7: Nhấn cho phép nếu bạn đồng ý để tác giả thu thập dữ liệu trên website của bạn.
  • Bước 8: Điều chỉnh hoàn tất định dạng tiền tệ. Vào Woo Commerce. => Cài đặt, ở Tab Chung, bạn sửa Số đơn vị thập phân thành số 0.

Chúc mừng bạn đã hoàn tất quá trình cài đặt Plugin Woo Commerce cho thiết kế website bán hàng của mình. Bây giờ là lúc bạn thử sử dụng Plugins tiện dụng này rồi đấy.

Plugins cần thiết cho WordPress của bạn là gì?

Đừng quên cài đặt những plugin sau nhé. Đây là những Plugin không thể thiếu trên website wordpress. Những plugins này chỉ giúp website bạn hoàn thiện mà không đi kèm "phiền hà" gì cả.


Plugin Yoast SEO
  • Yoast SEO: Một Plugins SEO của WordPress. Nó hỗ trợ bạn tối ưu tiêu đề và description của các thành phần trên website.
  • Yetpack: là một Plugin mang trong mình rất nhiều chức năng tiện ích cho website. Đặc biệt là bạn có thể bật tắt các tính năng để tiết kiệm dung lượng.
  • Akisme: Cài Akisme website của bạn sẽ có chức năng chống Spam bình luận cực mạnh
  • Advanced TinyMCE: để bổ sung các nút soạn thảo trong WordPress
  • WP Super cache: có chức năng tạo bộ nhớ đệm giúp tăng tốc cho website
  • Contact Form 7: để tạo Form liên hệ trên web
  • Responsive Lightbox by dFactory: Hiệu ứng tạo ảnh lớn khi click vào ảnh
  • ReplyMe: khi có người bình luận sẽ có thông báo cho bạn
  • Google XML Sitemaps: Hỗ trợ bạn tạo sitemap cho website. Rất quan trọng khi bạn muốn google đánh giá cao website của bạn.
  • Các Plugins hỗ trợ Like, Share Social: như Easy Social Share Buttons, Simple Share Buttons Adder, AddtoAny Share Buttons,…
Bạn nên xem qua tất cả chúng. Không chỉ là "nên" mà đúng hơn là "cần" có cho website của bạn.

Cài đặt Live chat cho WordPress

Đây là tính năng phổ biến hiện nay. Hầu hết các website đều triển khai plugin này nhằm đáp ứng nhu cầu giải đáp khách hàng. Chúng hầu hết sử dụng hình thức chatbot để tư vấn khách hàng. Với chatbot khách hàng nhận được câu trả lời ngay lập tức, đảm bảo tính chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.


Xem thêm: Hướng dẫn tích hợp Live Chat vào website WordPress

Có rất nhiều bên thứ ba cung cấp dịch vụ này như Tawk.to, Subiz, Vchat, … Cài đặt các ứng dụng này khá đơn giản. Bạn chỉ cần nhúng mã theo hướng dẫn trên trang chủ của các ứng dụng này. Tuy nhiên, với WordPress bạn có thể thao tác đơn giản hơn - cách cài đặt Plugins. Cả Tawk.to, Subiz, Vchat đều đã có Plugins hỗ trợ do đó việc cài chúng trở nên rất đơn giản.

Cảm ơn bạn đã xem qua bài viết này!!!

Share
Banner

dinhdat

Bình luận:

0 comments: