Mắt Bão

MỚI

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn

Navigation

DHCP là gì? Cách xử lý xung đột DHCP và IP mà bạn cần biết

DHCP là gì?

DHCP viết tắt từ cụm từ Dynamic Host Configuration Protocol, có nghĩa là Giao thức cấu hình máy chủ. Công dụng của DHCP là gì? Cùng tìm hiểu nhé!
DHCP là gì? Là giao thức tạo ra địa chỉ IP động
DHCP là giao thức tạo ra địa chỉ IP động

DHCP có nhiệm vụ giúp quản lý nhanh, tự động và tập trung việc phân phối địa chỉ IP bên trong một mạng. Ngoài ra DHCP còn giúp đưa thông tin đến các thiết bị hợp lý hơn cũng như việc cấu hình subnet mask hay cổng mặc định.

Cách thức hoạt động của DHCP là gì?

Cách hoạt động của DHCP về cơ bản khá đơn giản, khi có một thiết bị cần truy cập mạng, nó sẽ gửi yêu cầu từ một router và được router gán cho một địa chỉ IP khả dụng.
Router hoạt động như một máy chủ DHCP đối với các mô hình mạng nhỏ hoặc hộ gia đình. Đối với các mạng lớn hơn một router không thể quản lý số lượng lớn các thiết bị nên sẽ có một máy chủ chuyên dụng để cấp IP.
Cách thức hoạt động của DHCP là gì?
Cách thức hoạt động của DHCP là gì?
Chi tiết hơn về cách thức hoạt động của DHCP, khi muốn kết nối với mạng thiết bị sẽ gửi yêu cầu DHCP DISCOVER đến máy chủ. Máy chủ DHCP sẽ tìm địa chỉ IP khả dụng rồi cung cấp cho thiết bị cùng với gói DHCP OFFER.

Sau khi nhận được địa chỉ, thiết bị sẽ phản hồi với máy chủ bằng một gói tin DHCP REQUEST. Đây là lúc chấp nhận yêu cầu, máy chủ sẽ gửi tin báo nhận (ACK) xác nhận thiết bị đã có IP và thời gian sử dụng IP đến khi có địa chỉ mới.

Ưu và nhược điểm khi sử dụng DHCP là gì?

Ưu điểm của DHCP là gì?

  • Giúp các thiết bị kết nối mạng nhanh chóng từ máy tính, laptop, điện thoại, máy tính bảng…
  • Quản lý địa chỉ IP một cách khoa học, tránh trường hợp trùng IP trên nhiều, đảm bảo cấu hình tự động cho mọi thiết bị kết nối mạng.
  • Quản lý địa chỉ IP và các tham số TCP/IP dễ dàng qua các trạm.
  • Các nhà quản trị mạng có thể thay đổi cấu hình và thông số của IP để nâng cấp cơ sở hạ tầng.
  • Các thiết bị có thể di chuyển tự do từ mạng này sang mạng khác và nhận IP mới tự động.

Nhược điểm của DHCP là gì?

  • Việc sử dụng IP động của DHCP không phù hợp với các thiết bị cố định và cần truy cập liên tục như máy in, file server.
  • DHCP thường chỉ được sử dụng tại các hộ gia đình hoặc mô hình mạng nhỏ.

Kiến trúc DHCP là gì?

Có 3 thành phần bên trong kiến trúc DHCP bao gồm DHCP client, DHCP server, và DHCP relay agents.

DHCP client là thiết bị bất kỳ có thể kết nối vào mạng, và có thể giao tiếp với máy chủ DHCP. Nó có thể là điện thoại, máy tính nhưng cũng có thể là máy in mạng, máy chủ….

DHCP server là thiết bị cấp phát địa chỉ IP.

DHCP relay agents là thiết bị trung gian chuyển tiếp yêu cầu giữa DHCP client và DHCP server. Chúng không phải là thành phần thiết yếu của một mạng thông thường. Tuy nhiên, khi làm việc với các hệ thống mạng lớn, phức tạp, chúng lại trở nên rất cần thiết.

DHCP Lease là gì?

Một địa chỉ IP, khi được cấp phát cho một thiết bị, sẽ có vòng đời nhất định, thường là 24 giờ. Điều này có nghĩa, nếu bạn kết nối máy tính vào một mạng, nó sẽ được cấp một địa chỉ IP và bạn có thể sử dụng IP đó trong vòng 24 giờ.

Trong khoảng thời gian 24 giờ, nếu bạn ngắt kết nối khỏi mạng và sau đó kết nối lại, bạn vẫn sẽ sử dụng địa chỉ IP đã được cấp trước đó. Tuy nhiên, khi hết 24 giờ, máy tính của bạn sẽ được cấp một địa chỉ IP mới.

Ngoài ra, nếu bạn gặp vấn đề với IP hiện có, bạn có thể yêu cầu cấp mới địa chỉ IP, không cần đợi IP hiện tại hết vòng đời.

Bạn có thể tìm thấy các thiết lập này trong phần cài đặt mạng trên máy tính, hoặc trong các thiết lập WiFi trên điện thoại.

Xung đột IP & DHCP

Bởi vì DHCP chịu trách nhiệm cấp phát địa chỉ IP nên một lỗi nhỏ trên DHCP cũng có thể là nguyên nhân chính gây ra lỗi xung đột IP. Thông thường, khi gặp lỗi này, bạn chỉ cần giải phóng IP bị trùng là đủ để xử lý vấn đề. Nếu vấn đề vẫn tiếp diễn, bạn chỉ cần khởi động lại router.

Nếu những cách trên không thể xử lý vấn đề, nhiều khả năng bạn đang gặp một vấn đề nằm ngoài phạm vi router và thậm chí cả DHCP. Hy vong qua bài viết này độc giả đã có thể hiểu hơn về DHCP là gì cũng như các thông tin cần thiết. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, bạn có thể comment dưới bài viết!
Share
Banner

dinhdat

Bình luận:

0 comments: