Mắt Bão

MỚI

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn

Navigation

10 cách SEO Onpage hiệu quả năm 2019

SEO ngày càng trở nên cạnh tranh hơn. SEO Onpage là 1 kỹ thuật bắt buộc bạn phải làm tốt nếu bạn muốn có thứ hạng cao trên bảng xếp hạng tìm kiếm của Google.
20 tiêu chuẩn tối ưu Onpage “thần tốc”


Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn 20 kĩ thuật SEO Onpage được dùng góp phần tăng xếp hạng cao với những từ khoá cạnh tranh cao.
Chúng ta bắt đầu nhé !

SEO Onpage là gì ?

SEO Onpage là bạn tối ưu lại nội dung, khách hàng trải nghiệm trên chính website của bạn.

Bạn phải làm cho khách hàng cảm thấy website của bạn thực sự hữu ích, giữ khách hàng ở lại lâu nhất, có những trải nghiệm tốt và sẽ quay lại lần nữa.

Vậy bạn cần phải làm gì để tăng trải nghiệm khách hàng trên website, và để khách hàng quay lại website của bạn 1 lần nữa?

Bạn hãy áp dụng đầy đủ 20 yếu tố SEO Onpage bên dưới mình chia sẻ.

1. Tiêu đề bài viết

Nếu bạn muốn SEO một từ khoá nào, thì chắc chắn trong cái tiêu đề bài viết phải có chứa từ khoá cần SEO. Từ khoá đó càng nằm ở đầu câu tiêu đề càng tốt.

Quan trọng nhất là, bạn phải tối ưu được tiêu đề của bạn, để cho khách hàng họ nhìn vào tiêu đề và muốn bấm vào bài viết của bạn. Tiêu đề của bạn nên kích thích người đọc.

Ví dụ:

Như bài viết bạn đang xem: 10 cách SEO Onpage hiệu quả 2019

Mình đã áp dụng các chiến thuật sau vào tiêu đề:

  • Thêm số vào tiêu đề: 10 cách SEO Onpage hiệu quả 2019.
  • Trong tiêu đề có chứa từ khoá cần SEO: SEO Onpage.
Tối ưu tỉ lệ CTR (Click Through Rate) để khách hàng bấm vào trong bài viết càng nhiều càng tốt. Việc bạn cần làm là tối ưu lại tiêu đề bài viết, làm sao để vừa chứa từ khoá mà vẫn thu hút.

2. Thẻ meta description

Thẻ meta description
Thẻ mô tả Meta là 1 đoạn mô tả ngắn về nội dung của bài viết, nhằm tóm tắt lại cho người đọc hình dung trước những gì mà trong bài viết đề cập.

Nếu bạn sử dụng website chạy mã nguồn WordPress, thì bạn hãy cài đặt plugin Yoast SEO.



Đầu tiên thẻ meta của bạn cần chứa từ khoá cần SEO. Bạn cần nhắc đến từ khoá đó 2 lần hoặc 1 lần cũng được.

Bạn cần phải ưu tiên sự tự nhiên của đoạn mô tả này. Đừng nhồi nhét quá nhiều từ khoá vì Google không đánh giá cao điều đó.

Quan trọng là phải biết làm sao cho nó thật tự nhiên, khách hàng họ đọc vào họ cảm thấy thích và họ bấm vào bài viết của bạn.

Chứ không phải bạn nhét thật nhiều từ khoá để cho con bot Google đọc.

Bạn phải tập trung viết cho người dùng đọc. Vì sau cùng khi Google update rất nhiều thuật toán thì mục tiêu của họ vẫn là hướng đến người dùng.

Nếu bạn viết rất nhiều bài viết chỉ cho bot Google đọc mà không cho người dùng đọc thì coi như bạn SEO Onpage sẽ thất bại.

3. Tên miền có cần chứa từ khoá cần SEO không?

Tên miền không cần thiết phải chứa từ khoá cần SEO. Hiện nay, Google đã không còn đánh giá SEO thông quá điều đó nữa.
Mà bạn phải tập trung vào tên miền thương hiệu. Nghĩa là bạn phải tập trung xây dựng thương hiệu đối với khách hàng thông qua tên miền của mình.
Ví dụ:
neilpatle.com: Blog của Neil Patel, cũng top 1-2 Google với những từ khoá như online marketing,..
Và còn rất nhiều những blog/website khác mà tên miền chẳng chứa 1 từ khoá nào, họ vẫn top Google ầm ầm. 

Sau này khách hàng họ nhớ đến tên miền, thương hiệu của mình thì họ chỉ cần lên Google tìm kiếm tên miền, tên thương hiệu của mình chứ không cần phải search từ khoá nữa. Đó chính là mục đích cuối cùng của SEO.

4. Tập trung vào nội dung chất lượng và hữu ích

Đây chính là phần quan trọng nhất trong những kỹ thuật SEO Onpage.
Mình muốn bạn xem tấm hình dưới đây. 
Biểu đồ này có 2 cột:
  • ​​​​Cột đứng: Số lượng từ có trong bài viết.
  • Cột ngang: thứ hạng trên bảng kết quả tìm kiếm.
Số lượng từ mà Google khuyến khích nhất là ở mức 1980 từ. Thì khi đó bài viết của bạn đủ chuẩn SEO và đủ dài. Thế nhưng, có những bài viết mình viết vượt lên đến 2000 - 3000 từ, thậm chí 4000 - 5000 từ.
Những bài viết đặc biệt chuyên sâu, thì bạn viết càng dài càng chất lượng càng tốt.
Vì khi đó nội dung chất lượng, đủ dài thì ở đó bạn sẽ có rất nhiều từ khoá dài (long tail keyword) trong bài viết. Đó cũng là một cách giữ chân người đọc lâu hơn đối với nội dung của bạn (cải thiện yếu tố time on site).

5. Thời gian ở lại trên trang Time On Site

Đây là một chỉ số rất quan trọng để Google đánh giá chất lượng SEO của website bạn. 
Bạn phải tìm mọi cách để giữ chân khách hàng ở lại lâu nhất trên website của bạn, không phải tự nhiên Google lại đánh giá cao chỉ số Time On Site.
Lưu ý:
Facebook, Google, Youtube,... Tất cả các nền tảng này đều luôn muốn giữ khách hàng ở lại càng lâu càng tốt. Khách hàng càng lại ở lâu bao nhiêu, bạn càng có cơ hội kiếm tiền từ họ nhiều bấy nhiêu.

6. Tỉ lệ thoát trang Bounce Rate

Tỉ lệ thoát trang chính là cách Google đánh giá người dùng có muốn thoát ra khỏi website của bạn không.
Nếu website của bạn có tỉ lệ Bounce Rate quá cao, có nghĩa là website bạn không phù hợp với từ khoá mà người dùng đang tìm.
Vì nếu phù hợp thì họ đâu có thoát nhanh, đúng không nào !
Bounce Rate và Time On Site là 2 yếu tố song song với nhau, bạn chỉ cần tối ưu thằng này thì thằng kia sẽ được tối ưu theo.
Tỉ lệ thoát trang Bounce Rate

Nghĩa là khi mà một người dùng vào một website của bạn, họ đọc bài viết. Lúc đó con bot của Google sẽ bắt đầu đo lường phiên đó của người dùng. Con bot sẽ đo xem là người dùng vào trang đó có lâu hay không, tỉ lệ thoát trang có cao hay không.
Bạn có thể dùng Google Analytics để xem Time on Site và Bounce Rate.

7. Nội dung phải luôn được cập nhật mới theo thời gian

Tại sao bạn phải cập nhật nội dung liên tục ? 
Vì Google luôn muốn bạn cung cấp cho người đọc những thông tin không chỉ hữu ích, mà còn phải MỚI NHẤT.
Vậy, bạn cần cập nhật những gì trong phần nội dung?
  • Hình ảnh: nếu hình ảnh của bạn liên quan tới giao diện thiết bị
  • Chữ viết: viết thêm những phần còn thiếu mà độc giả thắc mắc.
Đối với những bạn làm chuyên về công cụ, kĩ năng digital hay những bạn làm chuyên về nền tảng công nghệ. Thì đối với nền tảng công nghệ, họ thường xuyên thay đổi giao diện của họ. 
Vậy nên bạn bắt buộc thay đổi theo đúng giao diện mới mà họ cập nhật. 
Vì Google đánh giá website của bạn thông qua người dùng. Nếu người dùng cảm thấy website của bạn cập nhật đúng xu hướng, cập nhật đúng cái mà họ đang cần thì họ sẽ ở lại lâu hơn.
Còn nếu bạn không liên quan đến mặt hình ảnh nhiều, thì bạn nên cập nhật về chữ viết, nội dung của bài viết đó. Viết thêm những phần còn thiếu mà độc giả thắc mắc.

8. Thêm thẻ Alt cho hình ảnh

Bài viết của bạn nên có hình ảnh minh hoạ cho bài viết để người dùng dễ hiểu, dễ hình dung hơn.
Tuy nhiên, bấy nhiêu đó là chưa đủ. Bạn cần phải tối ưu hình ảnh cho chuẩn SEO, để bài viết của bạn dễ dàng lên top Google hơn.
Nếu bạn nào đang sử dụng mã nguồn WordPress, thì khi bạn nhấp vào hình ảnh đó, vào trong phần văn bản thay thế, đó cũng chính là thẻ Alt.
Thêm thẻ Alt cho hình ảnh
Thẻ Alt của hình ảnh sẽ giống với tên file ảnh thô của bạn luôn. 
Vậy bạn phải thiết lập tên file ảnh thô như thế nào cho chuẩn ?

9. Tên file ảnh thô chuẩn SEO

File ảnh thô là ảnh trước khi bạn upload lên website của mình.
Tên file ảnh thô bạn nên đặt tên có chứa từ khoá và có dấu - ở giữa.
Bạn có thể thấy hình bên dưới mình đã đặt tên đồng loạt của ảnh thô là từ khóa của bài viết này.
Tên file ảnh thô chuẩn SEO
Tiếp theo, bạn phải giảm dung lượng ảnh khi đăng tải lên website để tăng tốc độ tải trang.

10. Giảm dung lượng hình ảnh 

Dung lượng hình ảnh có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tải của website.

Website của bạn tải chậm thì đồng nghĩa khách hàng sẽ rời khỏi trang web rất sớm, vì khách hàng luôn ghét chờ đợi.

Có 2 cách để giảm dung lượng ảnh trên website:

+ Nếu bạn đang sử dụng mã nguồn WordPress thì có thể sử dụng plugin EWWW Image Optimizer.

+ Nếu bạn không muốn cài Plug-in cho website vì bạn sợ bị xung đột, hoặc bạn không dùng WordPress thì bạn có thể dùng công cụ tinypng.com

Nguồn: Tổng hợp
Share
Banner

Phương Nguyễn

Bình luận:

0 comments: