Mắt Bão

MỚI

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn

Navigation

Taxonomy là gì? Cách nhóm nội dung bài viết WordPress

WordPress Taxonomy là gì?

WordPress Taxonomy là một cách thức nhóm nội dung lại với nhau, cho phép bạn tạo một nhóm có cùng tính chất nào đó. Ví dụ như bạn có một website về phim ảnh. Bạn sẽ có thể nhóm phim theo thể loại. Vậy công dụng cho người xem website của Taxonomy là gì? Cùng tìm hiểu nhé!
taxonomy là gì
Taxonomy là cách nhóm nội dung bài viết có điểm chung với nhau trên WordPress

Taxonomy cho phép bạn thực hiện các cách nhóm như vậy để người xem dễ dàng định hướng trong site của bạn hơn. Hai Taxonomy phổ biến nhất trong WordPress là Categories và Tags. Chúng đều thuộc một nhánh của Taxonomy. Tổng cộng mặc định có bốn taxonomies trong WordPress để bạn nhóm bài viết lại với nhau.

Các loại Taxonomy WordPress

Taxonomy Category là gì?

Taxonomy Category giúp bạn nhóm các bài viết theo thể loại dưới dạng cây. Có 2 cách khác nhau để phân loại bài viết theo Category.
Cách đầu tiên:
  • Đăng nhập vào Dashboard và chuyển tới mục Posts -> Categories.
  • Tại đó, đặt tên Categories và định nghĩa nó, bạn có thể chèn slug hoặc tạo categories con.
Tạo category trong WordPress
Tạo category trong WordPress

Cách thứ hai:

Vào Posts -> Add New. Có thể chèn thêm category trực tiếp trong giao diện viết bài mới. Cách này dễ hơn nhưng nó không hỗ trợ tạo slugdescription.

Taxonomy Tag là gì?

Taxonomy Tags cũng đơn giản giống như categories.
  • Taxonomy Tags nhóm các bài post lại với nhau.
  • Taxonomy Tags không có cấu trúc dạng cây.
  • Một tag chỉ là một tham số duy nhất giúp nhóm các bài viết tương tự lại với nhau.
  • Taxonomy Tags tập trung vào việc phân loại chi tiết nội dung, thay vì chủ đề chung.
Tạo tags cũng đơn giản như là tạo categories. Bạn chỉ việc vào trong mục Posts -> Tags hoặc tạo trong trang bài viết, thanh điều hướng bên phải mục tag. Bạn cũng có thể tạo slug và mô tả cho tag.


Mặc dù tag không bắt buộc, nhưng categories thì lại bắt buộc điền cho mỗi bài viết. Từng bài cần có ít nhất một category nó thuộc về. Mặc định, WordPress sẽ đặt bài viết trong category “Uncategorized”.

Taxonomy Link_category là gì?

Taxonomy này giúp bạn phân loại các link. Nếu bạn link tới các nguồn cho bài viết của bạn, bạn sẽ cần dùng taxonomy link .

Taxonomy Post_format là gì?

Post_format giúp bạn phân loại nội dung dựa theo định dạng của nó – video, tiêu chuẩn, audio, vâng vâng. Bạn có thể thấy trong panel bên cạnh trình biên tập bài viết.

Taxonomies tùy chỉnh (Custom Taxonomy) là gì?

Custom Taxonomy sẽ giúp bạn tạo ra nhiều tùy chọn khác nhau. Thông thường taxonomy có sẵn là danh mục (category) và thẻ (tag), nhưng bây giờ bạn muốn thêm một loại nào đó tương tự nhưng để làm nhiệm vụ khác thì custom taxonomy sẽ giúp bạn thực hiện công việc này. Bài viết dưới đây mình sẽ giới thiệu đến bạn cách tạo ra một taxonomy để lưu trữ những thông tin bổ sung mà không cần phải lưu chung với danh mục hoặc tag.
Custom Taxonomy là các Taxonomy đã được tùy chỉnh theo ý thích của người lập trình website.
Custom Taxonomy là các Taxonomy đã được tùy chỉnh theo ý thích của người lập trình website.
Vậy custom taxonomies là những taxonomies nằm ngoài 4 taxonomies mặc định của WordPress mà bạn thêm vào thủ công. Nhằm mục đích phân loại tốt hơn cho sản phẩm, bài viết của bạn.

Làm thế nào để custom WordPress taxonomy

Có 2 cách để tạo Custom Taxonomies. Bạn có thể làm vậy với plugin, hoặc sử dụng code.

Thêm code vào functions.php

Bạn có thể chọn phương pháp này để tạo custom taxonomy nếu biết code. Nếu không, hãy bỏ qua nó và sử dụng plugin thôi cũng được.
Với cách này, bạn chỉ cần thêm vài dòng trong file functions.php trong thư mục gốc của theme là được. Lưu ý là những code cho loại taxonomy có cấp độ khác với taxonomy tự do không cấp độ nhé.

Hierarchical taxonomy (category)

  1. //hook into the init action and call create_book_taxonomies when it fires
  2. add_action( 'init', 'create_topics_hierarchical_taxonomy', 0 );
  3.  
  4. //create a custom taxonomy name it topics for your posts
  5. function create_topics_hierarchical_taxonomy() {
  6.  
  7. // Add new taxonomy, make it hierarchical like categories
  8.  
  9. //first do the translations part for GUI
  10. $labels = array(
  11. 'name' =_x( 'Topics', 'taxonomy general name' ),
  12. 'singular_name' =_x( 'Topic', 'taxonomy singular name' ),
  13. 'search_items' =__( 'Search Topics' ),
  14. 'all_items' =__( 'All Topics' ),
  15. 'parent_item' =__( 'Parent Topic' ),
  16. 'parent_item_colon' =__( 'Parent Topic:' ),
  17. 'edit_item' =__( 'Edit Topic' ),
  18. 'update_item' =__( 'Update Topic' ),
  19. 'add_new_item' =__( 'Add New Topic' ),
  20. 'new_item_name' =__( 'New Topic Name' ),
  21. 'menu_name' =__( 'Topics' ),
  22. );
  23.  
  24. // Now register the taxonomy
  25. register_taxonomy('topics',array('post'), array(
  26. 'hierarchical' =true,
  27. 'labels' =$labels,
  28. 'show_ui' =true,
  29. 'show_admin_column' =true,
  30. 'query_var' =true,
  31. 'rewrite' =array( 'slug' = 'topic' ),
  32. ));
  33. }

Non-hierarchical taxonomy (tag)

  1. //hook into the init action and call create_book_taxonomies when it fires
  2. add_action( 'init', 'create_topics_hierarchical_taxonomy', 0 );
  3.  
  4. //create a custom taxonomy name it topics for your posts
  5. function create_topics_hierarchical_taxonomy() {
  6.  
  7. // Add new taxonomy, make it hierarchical like categories
  8.  
  9. //first do the translations part for GUI
  10. $labels = array(
  11. 'name' =_x( 'Topics', 'taxonomy general name' ),
  12. 'singular_name' =_x( 'Topic', 'taxonomy singular name' ),
  13. 'search_items' =__( 'Search Topics' ),
  14. 'all_items' =__( 'All Topics' ),
  15. 'parent_item' =__( 'Parent Topic' ),
  16. 'parent_item_colon' =__( 'Parent Topic:' ),
  17. 'edit_item' =__( 'Edit Topic' ),
  18. 'update_item' =__( 'Update Topic' ),
  19. 'add_new_item' =__( 'Add New Topic' ),
  20. 'new_item_name' =__( 'New Topic Name' ),
  21. 'menu_name' =__( 'Topics' ),
  22. );
  23.  
  24. // Now register the taxonomy
  25. register_taxonomy('topics',array('post'), array(
  26. 'hierarchical' =true,
  27. 'labels' =$labels,
  28. 'show_ui' =true,
  29. 'show_admin_column' =true,
  30. 'query_var' =true,
  31. 'rewrite' =array( 'slug' = 'topic' ),
  32. ));
  33. }
Để xem taxonomy trong visual editor, mở file single.php từ Editor và dán đoạn code này vào:
the_terms( $post-ID, 'topics', 'Topics: ', ', ', ' ' );

Sử dụng Plugins

Plugins khiến mọi chuyện dễ dàng hơn và tạo custom taxonomy cũng vậy. Bạn không cần có kiến thức kỹ thuật để làm việc này.
Các plugin khuyên dùng để tạo custom taxonomies là Custom Post Types UI và Pods.
Cách tạo custom taxonomy bằng Custom Post Type UI như sau:
  1. Cài đặt và kích hoạt plugin Custom Post Types UI
  2. Chuyển tới mục CPT UI -> Add/Edit Taxonomies
  3. Hoàn tất đăng ký taxonomy name. Trong trường hợp này, sử dụng “Floor Exercise”. Cũng vậy, chọn post type bạng muốn để áp dụng cho taxonomy mới.
  4. Nhấn nút Add Taxonomy ở dưới cùng.
  5. Nếu chuyển tới mục Posts -> Add New, bạn sẽ thấy taxonomy mới hiện lên trên thanh chức năng bên phải.
Bạn có thể nhận ra có một taxonomy gọi là tag có tên “Floor Exercise”. Nếu như bạn muốn tạo taxonomy có cấu trúc phân cấp dạng cây như category thì sao? Rất dễ! Cuộn xuống một chút bạn sẽ thấy tùy chọn Hierarchical. Chỉnh về True là được.

Kết quả Custom Taxonomy sẽ như sau
Kết quả Custom Taxonomy sẽ như sau

Hy vọng sau khi xem xong bài viết này bạn đã hiểu hơn về khái niệm: "Taxonomy là gì?". Và có được phương án tối ưu Taxonomy cho thiết kế website WordPress của mình được hiệu quả nhất!
Share
Banner

dinhdat

Bình luận:

0 comments: